Một nông dân nhân thành công giống quýt ngọt bản địa quý hiếm

Theo: admin - Cập nhật lúc: 16:52:45 - 18/02/2022

Trọng lượng từ 4 – 5 quả được 1kg, có màu sắc và vị thơm đặc trưng của quýt Bắc Kạn, nhưng khi ăn thì có vị ngọt đậm. Còn giá cả được gia đình bán ra cao hơn quýt thường Bắc Kạn khoảng 5- 6 lần.


16-40-09_12Vườn quýt nhà ông Phạm Hồng Sơn phát triển tốt, chiều cao cây khoảng 3m, đã bắt đầu cho thu hoạch.


Bắc Kạn là một trong những tỉnh có diện tích trồng cam quýt lớn ở miền Bắc. Quýt bản địa có hương vị thơm tự nhiên rất hấp dẫn, nhưng khi ăn thì có vị chua gắt nên không phù hợp với khẩu vị của đại đa số người dân nói chung. Chính vì vậy, giá bán rất thấp, thời điểm hiện tại tiểu thương thu mua loại bé đổ đồng chỉ được 3.000đ/kg, loại to đẹp thì tầm 7.000đ/kg, mà còn khó bán.


Nhận thấy điều này, từ trước những năm 2010, lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Kạn đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của tỉnh như Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ, thậm chí là liên kết với các Viện nghiên cứu của TƯ, các trường đại học nhằm cải tạo giống quýt để quả bớt chua hơn. Nhiều tiền ngân sách bỏ ra để thực hiện việc này, nhưng chưa đem lại hiệu quả. Người trồng quýt Bắc Kạn phải duy trì lấy công làm lãi, vì giá quýt nhiều năm nay người nông dân bán ra chỉ đạt trung bình 5.000đ/kg.


Các cơ quan chuyên môn thì vẫn đang loay hoay chưa tìm ra cách cải tạo going thì thật bất ngờ, một hộ nông dân đã tự nhân giống được vườn quýt bản địa có vị ngọt quý hiếm. Đó là vườn quýt của ông Phạm Hồng Sơn tại thôn Khuổi Zẹt, xã Thanh Mai, huyện Chợ Mới, vị trí này cách UBND xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, là trung tâm của vùng cam quýt Bắc Kạn hơn 6km.


Phóng viên Báo NNVN đã được ông Sơn mời trải nghiệm vườn quýt của gia đình. Qua thực tế, vườn có hơn 2.000 cây quýt trồng trên diện tích hơn 4ha. Trung bình mỗi cây cao hơn 3m và bắt đầu cho thu hoạch. Trọng lượng từ 4 – 5 quả được 1kg, có màu sắc và vị thơm đặc trưng của quýt Bắc Kạn, nhưng khi ăn thì có vị ngọt đậm. Giá bán đang được tư thương đặt mua trung bình trên 20.000đ/kg, tức cao hơn quýt thường Bắc Kạn khoảng 5 lần.


16-40-09_22


Quýt bản địa có màu sắc và vị thơm đặc trưng của quýt Bắc Kạn, nhưng khi ăn thì có vị ngọt đậm.


Ông Sơn cho biết để có được vườn quýt như hiện nay là cả một quá trình gian khổ, đói ăn phải vượt qua. Trước đây gia đình đã trồng cả 1 vườn quýt địa phương. Đến khi được thu hoạch thì quá nhiều người trồng, trong khi quýt Bắc Kạn rất kén khách ăn do quá chua, nên giá rớt thê thảm, không bõ công chăm sóc.


Phát hiện trong vườn nhà có cây rất khác biệt về chất lượng, ăn ngọt chứ không chua như bình thường, năm 2011 gia đình quyết định tự triển khai lấy mắt ghép nhân giống đại trà. Quá trình này diễn ra tới năm 2014 thì thay thế được toàn bộ giống quýt chua đã trồng từ trước. Đến năm 2018 có một số cây đã bói quả, ăn thử thấy chất lượng tốt là biết đã thành công. Nhưng đến năm nay 2019, khi cây cho thu hoạch nhiều hơn thì ông mới dám công bố sản phẩm ra thị trường.


Ông Phạm Hồng Sơn đã nhờ cửa hàng Trung tâm phân phối nông sản sạch tỉnh Bắc Kạn, thuộc HTX nông nghiệp sạch Huyền Hân có địa chỉ tại tổ 9, phường Phùng Chí Kiên, TP Bắc Kạn giới thiệu sản phẩm quýt ra thị trường trong nước.


Đơn vị này phân phối tới hơn 20 sản phẩm đặc sản của tỉnh Bắc Kạn đi khắp hệ thống siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch trên cả nước. Nhưng từ trước tới nay chưa kết nối được quả cam quýt địa phương Bắc Kạn ra các thị trường lớn, vì quả hơi chua không phù hợp với số đông khẩu vị của người dân Việt Nam.


Nhưng khi doanh nghiệp gửi hàng mẫu của vườn nhà ông Sơn chào hàng tại các hệ thống siêu thị lớn như Vinmart, Big C,… thì đã được nhận được phản hồi rất tích cực. Quýt của hộ ông Sơn được đánh giá cao về mẫu mã cũng như chất lượng. Đến ngày 7/11, xe hàng đầu tiên sẽ được HTX nông nghiệp sạch Huyền Hân xuất cho hệ thống siêu thị Big C (Hà Nội).


Đây cũng là lần đầu tiên sản phẩm cam quýt của Bắc Kạn xâm nhập được vào một hệ thống siêu thị bán lẻ lớn như vậy. Hiện phía doanh nghiệp đang phối hợp với gia đình làm các thủ tục chứng nhận sản phẩm đủ điều kiện để tiến hành đưa sản phẩm ra thị trường. Đồng thời báo cáo lên các cơ quan của tỉnh Bắc Kạn về sản phẩm quýt “quý hiếm” này.


Có thể nói, nông dân Phạm Hồng Sơn đã thành công trong việc nhân giống loại quýt bản địa Bắc Kạn có vị ngọt, giá trị cao. Bước đầu sản phẩm đã tiếp cận và được người tiêu dùng khó tính trong nước chấp nhận. Nếu được nhân giống bài bản, có thể trong tương lai giống quýt của gia đình ông Sơn sẽ trở thành loại cây làm giàu cho người dân trồng quýt ở Bắc Kạn.


TOÁN NGUYỄN/nongnghiep


 
bình luận 0 Lượt xem 3678

Bài liên quan

Mô hình sản xuất rau an toàn theo PGS

Theo: admin - Cập nhật lúc: 16:52:26 - 18/02/2022

HTX Nông nghiệp Tiền Lệ có sự thay đổi rõ rệt không chỉ trong quy trình sản xuất mà còn cả tư duy và tính kỷ luật.

Xem chi tiết

Ăn nên làm ra nhờ chanh không hạt

Theo: admin - Cập nhật lúc: 16:52:23 - 18/02/2022

Bà Nguyễn Thị Huệ, 62 tuổi đạt thành tích xuất sắc về phát triển mô hình hợp tác xã, giúp nhiều hội viên thoát nghèo và vươn lên khá giả.

Xem chi tiết

Nuôi giun để làm đất cho cây bưởi

Theo: - Cập nhật lúc: 16:52:20 - 18/02/2022

Từ năm 2006 dự án trồng bưởi của tỉnh Hà Tây (cũ) sản xuất không có sự đồng nhất về kỹ thuật chăm sóc khiến cây có năm ra quả, có năm không...

Xem chi tiết

An Giang trồng nhãn xuất khẩu, khôi phục các giống nhãn quý

Theo: admin - Cập nhật lúc: 16:52:17 - 18/02/2022

An Giang đang bắt đầu phát triển trồng các nhãn chất lượng hướng an toàn nhằm xuất khẩu

Xem chi tiết
Xem chi tiết

   

CÔNG TY TNHH SUMOFOOD VIỆT NAM

Trụ sở: 269 Nguyễn Đệ, P. An Hoà, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Nhà máy sản xuất: 306F/12, Hoàng Quốc Việt, Khu Vực 5, P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 0292 2468 298                         Email: sales@sumofood.vn

Website: www.sumofood.vn                       Fanpage: TramangcauLongGiang

   

 

Tổng lượt truy cập: 80658
Đang truy cập: 1

Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com

© 2019 Copyright by Sumofood Việt Nam. All rights reserved